Song song với quá trình điều trị khi nhiễm COVID, cơ thể cần cung cấp dinh dưỡng thật tốt để duy trì bộ máy miễn dịch hoạt động để giúp người bệnh mau chóng hồi phục và cải thiện sức khỏe.

Biên dịch: Phương Hiền

Biên tập: Lê Khương

 

Từ khóa: triệu chứng, dinh dưỡng, điều trị

Nội dung 1: Tại sao người bệnh COVID thường chán ăn?

Khi nhiễm Covid, đa số người bệnh thường cảm thấy chán ăn và lượng thức ăn đưa vào cơ thể giảm hơn bình thường. Sốt và những cơn ho kéo dài sẽ làm cơ thể cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi. Kèm theo đó là một số triệu chứng liên quan đến Covid như thay đổi mùi vị, khó thở, khô miệng, buồn nôn và táo bón… Những thay đổi bất thường của hệ tiêu hoá sẽ làm người bệnh cảm thấy chán ngán khi ăn uống.

Điều này có thể gây khó khăn cho việc cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp bệnh nhân hoạt động hàng ngày và có thể làm chậm quá trình hồi phục.

Nội dung 2: Ổn định các triệu chứng ảnh hưởng quá trình ăn uống

Không phải ai cũng sẽ gặp phải các triệu chứng sau của Covid. Nhưng nếu bạn hoặc người thân mắc phải những triệu chứng sau, bạn có thể thử cải thiện bằng các biện pháp hỗ trợ.

 

Hụt Hơi

  1. Cố gắng ăn ít và thường xuyên.
  2. Chia nhỏ các loại thức uống giữa các bữa ăn thay vì trong bữa ăn.
  3. Thức ăn ấm nóng và mềm có thể dễ chịu hơn khi mệt mỏi hoặc cảm thấy khó thở.

Khô miệng

  1. Uống từng ngụm nước ấm đều đặn trong ngày.
  2. Thêm nước sốt vào thức ăn để kích thích vị giác. (Nước sốt cơ bản như: nước thịt, sốt mayonnaise, sốt salad, sữa chua hoặc nước chấm).
  3. Ngậm đồ ngọt hoặc nhai kẹo cao su không đường để giúp tăng tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hoá
  4. Nếu miệng bạn bị đau, hãy liên hệ với bác sĩ /dược sĩ để yêu cầu kê đơn thuốc để điều trị.

Mệt mỏi

  1. Dành thời gian cho bữa chính, tập trung vào bữa ăn và không để phân tâm bởi tin tức hoặc điện thoại.
  2. Thức ăn mềm và ẩm có thể dễ ăn hơn khi bạn mệt mỏi hoặc cảm thấy khó thở.
  3. Nếu như phải ở một mình, các loại thực phẩm làm sẵn và chế biến nhanh sẽ giúp người bệnh đỡ mệt mỏi trong quá trình nấu nướng.

Táo bón

Bệnh nhân có thể bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc được kê đơn hoặc do ít vận động hơn bình thường. Để hệ tiêu hoá được hoạt động ổn định cần lưu ý:

  1. Duy trì lượng nước trong cơ thể. Phân chia hợp lý lượng nước và cố gắng uống từ sáu đến tám ly nước cả ngày.
  2. Chọn thực phẩm giàu chất xơ như cháo yến mạch, các loại hạt, hạt, đậu và đậu, trái cây và rau quả.
  3. Liên hệ với bác sĩ để kê đơn thuốc nhuận tràng phù hợp.

Nội dung 3: Bữa ăn phải thật “ngon miệng”

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng vì cơ thể bạn cần năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất để nhanh chóng phục hồi. Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và năng lượng sẽ hỗ trợ xây dựng lại cơ bắp, duy trì hệ thống miễn dịch và tăng mức năng lượng để người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thường ngày.

Một bữa ăn ngon không đơn thuần chỉ là tìm đến những thực phẩm bổ dưỡng để đưa vào cơ thể mà còn là cảm giác ngon miệng. Việc lấy lại tinh thần và cảm thấy ngon miệng chính là bước đầu tiên trong việc có được một bữa ăn ngon.

Trong giai đoạn nhiễm bệnh, tâm lý của bệnh nhân cũng dần trở nên xấu đi. Do đó hãy cùng bệnh nhân theo dõi các chỉ số và đặt ra mục tiêu để bớt đi cảm giác chán ăn. 

————————————————————–

Bài viết được trích đăng/dịch sang tiếng Việt từ:

https://www.yourcovidrecovery.nhs.uk/your-wellbeing/eating-well/ 

Bài viết khác

Các kiến thức khác