Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh nhân mắc Virus SARS-COV-2 đều thông qua xét nghiệm, vậy xét nghiệm Covid là gì? Ai là đối tượng cần phải xét nghiệm Virus và hiện nay có những loại xét nghiệm nào đang là thắc mắc của nhiều độc giả. Hãy cùng chúng tôi phân tích để có thể hiểu rõ hơn về các xét nghiệm Covid
Xét nghiệm Covid (Xét nghiệm SARS-COV-2) là gì?
Xét nghiệm Covid là xét nghiệm để kiểm tra tình trạng lây nhiễm Virus SARS-COV-2 hiện tại hoặc trong quá khứ
Những đối tượng cần được xét nghiệm Covid là ai?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp sau đây cần được xét nghiệm Covid-19, từ đó Nhà nước sẽ cập nhật thông tin và đưa ra những giải pháp kịp thời.
Người có những dấu hiệu sau về đường hô hấp
- Khó thở, sốt cao, ho khan
- Mũi đau nhức, nghẹt, nước mũi chảy nhiều.
- Đau họng.
- Tiêu chảy bất thường.
Những người tiếp xúc gần với với người bệnh nhiễm SARS-CoV-2
- Ở gần người bệnh trong phạm vi 2m từ 10 – 15 phút.
- Trực tiếp chăm sóc cho người nhà/người thân mắc bệnh Covid-19.
- Tiếp xúc cơ thể với người bệnh .
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, bát, đũa,…) với người mắc bệnh Covid-19.
Người ở trong cộng đồng, khu dân cư bị nghi nhiễm
Khi khoanh vùng dịch một địa điểm, thì không chỉ những người dân sinh sống và làm việc ở đó mới cần đi xét nghiệm, mà cả những người đã từng ở/du lịch/thăm viếng vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi bùng dịch đều cần phải lưu ý kiểm tra và xét nghiệm.
Nếu bạn hoặc người thân ở trong các trường hợp nói trên, bạn nên chủ động cách ly tạm thời tại nhà và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được người phụ trách đến kiểm tra, chứ không nên tự ý đi đến bệnh viện. Dựa vào tính chất của từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với bạn.

Những loại xét nghiệm Covid hiện nay là gì?
Xét nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR là viết tắt của Polymerase chain reaction, có thể hiểu là phản ứng chuỗi Polymerase. Mỗi loại virus đều có một mã gen đặc trưng, bác sĩ sẽ sử dụng máy PCR để tìm kiếm sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch.
Xét nghiệm PCR sẽ cho biết một người có đang bị nhiễm virus hay không, xét nghiệm này được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán SARS-COV-2
Quy trình xét nghiệm
- Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng hoặc mũi của người nghi nhiễm.
- Xử lý mẫu dịch.
- Đưa mẫu dịch vào máy PCR. Máy sẽ cung cấp các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có). Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.
Ưu điểm
- Phương pháp phổ biến nhất.
- Độ chính xác cao.
- Thời gian nhanh (từ 2 – 4 tiếng).
Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Khó triển khai trên phạm vi rộng. Vì phương pháp sử dụng các trang thiết bị hiện đại và yêu cầu kỹ thuật cao, nên các cơ sở tuyến dưới khó lòng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện
Xét nghiệm kháng thể
Khi cơ thể bị một loại virus lạ tấn công, cơ chế của hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Phương pháp xét nghiệm kháng thể sử dụng cơ chế trên để gián tiếp phát hiện SARS-CoV-2. Kháng thể này có tên là glycoprotein.
Quy trình xét nghiệm
- Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm bằng dụng cụ y tế sử dụng 1 lần.
- Xét nghiệm mẫu để tìm kiếm kháng nguyên glycoprotein, từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.
Ưu điểm
- Thời gian tiến hành nhanh.
- Chi phí rẻ.
- Tiến hành đơn giản.
- Có thể áp dụng trên diện rộng.
Nhược điểm
- Tính chính xác không cao, dễ nhầm lẫn với các virus gây cảm lạnh, cảm cúm khác.
Xét nghiệm kháng nguyên
Virus SARS-CoV-2 có 4 phần chính: Vỏ bọc nhân, vỏ bọc, mang, gai. Xét nghiệm kháng nguyên là việc tìm kiếm sự hiện diện đặc trưng của một trong những phần chính của virus, ví dụ như protein trên gai của của SARS-CoV-2.
Việc xem xét mật độ xuất hiện của loại protein đó có thể giúp đưa ra kết luận về mẫu dịch có nhiễm virus hay không. Nếu số lượng của chúng chạm ngưỡng phát hiện thì kết quả sẽ cho ra dương tính trên bộ xét nghiệm.
Các bước tiến hành
- Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng hoặc mũi của người nghi nhiễm.
- Xử lý mẫu dịch
- Phân tích mẫu dịch trong máy xét nghiệm
Ưu điểm
- Có thể tiến hành trong thời gian ngắn .
- Chi phí rẻ.
- Có thể sản xuất hàng loạt đảm bảo đáp ứng nhu cầu.
- Phù hợp sử dụng đầu tiên để khoanh vùng dịch trên diện rộng.
Nhược điểm
- Độ chính xác không cao.

Một số thắc mắc và câu hỏi thường gặp
Giá thành của xét nghiệm Covid hiện nay
Hiện nay, câu hỏi “Chi phí xét nghiệm Covid bao nhiêu tiền” đang được đông đảo mọi người quan tâm
Tại một số bệnh viện công, theo công văn 4356/BYT-KHTC giá dịch vụ xét nghiệm virus Sars-Cov-2 lầ từ 238.000 – 350.000 đồng/mẫu đối với test nhanh (xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể) và 734.000 đồng/mẫu đối với xét nghiệm sinh học phân tử PCR.
Còn tại các bệnh viện tư nhân, xét nghiệm sinh học phân tử PCR có giá từ 1.5 – 4 triệu đồng/mẫu tùy bệnh viện
Xét nghiệm Covid có được thanh toán bảo hiểm?
Đối với những người có thẻ BHYT sẽ được thanh toán chi phí như sau
Từ ngày 1/7/2021 thực hiện thực thanh thực chi các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm: vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
Chi phí test xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Ví dụ đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám chữa bệnh thì được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 đồng x 80% = 108.000 đồng.
Phần đồng chi trả 27.000 đồng và các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp hiện hành.
Đối với việc xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch, nếu trường hợp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm tương tự như đối với trường hợp lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm đối với xét nghiệm Real-time PCR thì tạm thời thu và thanh toán chi phí dịch vụ “lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm” theo mức giá 100.000 đồng/mẫu.
Chi phí thực hiện xét nghiệm tạm thời thực hiện thực thanh thực chi, cụ thể: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.
Các chi phí về vật tư, hóa chất, điện, nước, nhân công liên quan đến quá trình thực hiện xét nghiệm: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
Đối với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4356/BYT-KH-TC ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế./
Như vậy tuỳ vào mức hưởng BHYT, tổng chi phí của mỗi bệnh viện, người có BHYT sẽ được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid khác nhau
Xét nghiệm Covid ở đâu?
Khu vực miền Bắc (76 đơn vị)
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Trường Đại học Y tế công cộng
Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh
….
Khu vực miền Nam (72 đơn vị)
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
Viện Sốt rét – Kí sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh
Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện đa khoa các tỉnh
….
Khu vực miền Trung (23 đơn vị)
Viện Pasteur Nha Trang.
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
….
Khu vực Tây Nguyên (4 đơn vị)
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông
Xét nghiệm Covid ở các cơ sở Y tế hiện nay cần được Bộ Y Tế cấp phép, tham khảo danh sách đầy đủ 154 đơn vị được Bộ Y Tế thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 tại đây

Trước khi đi xét nghiệm Covid có được ăn sáng không?
Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng hay không đang là thắc mắc của khá nhiều công dân đang thực hiện cách ly và đợi làm thủ tục để thực hiện xét nghiệm. Sở dĩ có thắc mắc này vì không ít xét nghiệm nhận diện bệnh khác yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện nhịn đói ít nhất 8 giờ đồng hồ. Việc không ăn sáng sẽ đảm bảo các chỉ số chuyển hóa như đường, mỡ máu,… không bị tăng cao đột ngột dẫn đến chẩn đoán sai bệnh hoặc thiếu bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có báo cáo quốc tế nào được WHO chính thức thông qua liên quan đến vấn đề ăn sáng làm sai lệch kết quả của xét nghiệm Covid-19. Các bệnh nhân hoặc công dân chờ xét nghiệm vẫn có thể ăn trước khi làm xét nghiệm. Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể liên hệ với nhân viên y tế phụ trách xét nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
Ngoài vấn đề ăn sáng, các độc giả cũng cần lưu ý thêm rằng tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện trước khi thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng giải đáp được thắc mắc cho các bạn đọc về các loại xét nghiệm Covid hiện nay, chúc mọi người cùng bình an và sớm vượt qua đại dịch
Bài viết khác
Các kiến thức khác
Hành vi phòng ngừa của người Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19
Lược dịch: Lan Le Biên tập: Lê Khương và Giang Vy Bài nghiên cứu gốc: [...]
Th10
Truyện tranh giáo dục về Covid-19 cho bé
Giáo dục về Covid-19 dành cho các bé với bộ truyện tranh sinh động: Tải [...]
Th9
Quy trình rửa tay thường quy để phòng ngừa Covid-19
Rửa tay là công việc rất quan trọng để phòng ngừa Covid-19, sau đây là [...]
Th9
Các bệnh nền cần được theo dõi trong thời kỳ dịch Covid-19
Trong thời kỳ dịch Covid-19 người bị các các bệnh nền sau đây cần được [...]
Th9
Trình tự mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
Video hướng dẫn trình tự mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân [...]
Th9
Vali chuẩn bị khi đi “cách ly”
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phương pháp bảo vệ sức khỏe [...]
Th8
Covid-19 là gì vậy ba mẹ?
Chúng ta có thể hình dung một căn bệnh qua việc miêu tả các triệu [...]
Th8
15 phương thức cải thiện giấc ngủ
Tổng hợp lời khuyên của các chuyên gia từ tạp chí y khoa điện tử [...]
Th8
[MỚI] Những điều kiện nhận hỗ trợ với người nghỉ việc không lương do Covid-19
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, và rất nhiều người rơi [...]
Th8
Những thay đổi về khứu giác và vị giác của người nhiễm covid
Biên dịch bởi: Phương Hiền Biên tập: Lê Khương Nội dung 1: Người nhiễm Covid [...]
Th10
Các bài tập thở cho người nhiễm Covid-19
Hướng dẫn tập thở cho người nhiễm Covid-19 Tải tài liệu: tại đây. [...]
Th10
Hướng dẫn tâm lý khi ăn uống cho người bệnh Covid-19
Người bệnh Covid-19 cần phải ổn định tâm lý và cung cấp đầy đủ chất [...]
Th9
Cách theo dõi các triệu chứng, dấu hiệu trở nặng của F0 Covid-19?
Hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe, các triệu chứng, dấu hiệu của người nhiễm [...]
Th9
Làm gì khi người bệnh Covid-19 bị sốt
Khi người bệnh Covid-19 bị sốt cần thực hiện những bước như thế nào và [...]
Th9
Thăm hỏi trực tuyến và cấp cứu ngoại viện – Cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả
Chăm sóc F0 tại nhà bằng mô hình kết hợp giữa chăm sóc trực tuyến [...]
Th9
Hỗ trợ ho đàm cho người bệnh Covid-19
Để cải thiện triệu chứng ho đàm sau đợt cấp COVID-19, người bệnh có thể [...]
Th9
Các bệnh nền cần được theo dõi trong thời kỳ dịch Covid-19
Trong thời kỳ dịch Covid-19 người bị các các bệnh nền sau đây cần được [...]
Th9
Người nhiễm Covid nào được điều trị tại nhà
Tải tài liệu: tại đây [...]
Th9
Những điều cần biết về Vaccine Covid-19
Vaccine nói chung và Vaccine Covid-19 nói riêng là sản phẩm của con người giúp [...]
Th8
Bữa ăn ngon là liều thuốc bổ điều trị Covid
Song song với quá trình điều trị khi nhiễm COVID, cơ thể cần cung cấp [...]
Th8
Đau buồn, mất mát và cách ứng phó
Trong đại dịch COVID-19 tất cả chúng ta đều đang mất đi một thứ gì [...]
Th8
Sau khi khỏi bệnh Covid-19 rồi cần làm gì
Số ca F0 đang tăng nhanh trong cả nước và có đến 80% các bệnh [...]
Th8
[MỚI] Những điều kiện nhận hỗ trợ với người nghỉ việc không lương do Covid-19
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, và rất nhiều người rơi [...]
Th8
Kiểm soát nhiễm khuẩn cho F0 tại nhà
TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT Phòng hộ cá nhân: Đồ bảo hộ Khẩu trang N95 [...]
Th8
Các xét nghiệm Covid (Sars-Cov2) hiện nay và những điều cần biết
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh nhân mắc Virus SARS-COV-2 đều thông qua xét nghiệm, [...]
Th8