Trích đăng: Tam Nguyễn

Biên tập: Lê Khương

————————————

COVID-19 đem lại nhiều bận tâm khiến chúng ta đôi lúc cảm thấy không biết nên xử lý như thế nào. Lý thuyết vòng tròn kiểm soát hỗ trợ chúng ta thực hiện điều này. Chúng ta không thể kiểm soát sự tồn tại của COVID-19, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách phản ứng trước nó.

Vòng tròn kiểm soát

Tất cả bận tâm của bạn bao gồm hai phần là ngoài tầm kiểm soát và trong tầm kiểm soát. Hình dưới đây là một ví dụ về những gì mà bộ não của bạn đang để ý trong thời đại COVID-19. Bạn hãy điền vào vòng kiểm soát cho riêng mình trong phần phụ lục.

Nếu bạn bận tâm bởi những sự kiện bên ngoài như số người chết ở Việt Nam hoặc trên toàn thế giới, căn bệnh ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế sẽ khiến tâm trí của bạn trở nên quá tải. Điều này ảnh hưởng đến những thứ mà bạn có quyền kiểm soát, chẳng hạn như khả năng suy nghĩ hợp lý, thái độ đối với người khác và cách bạn hành động trước các vấn đề liên quan tới COVID-19.

Lý thuyết vòng tròn kiểm soát
Lý thuyết vòng tròn kiểm soát

Bạn cần làm gì?

Bạn hình dung mỗi người có một quỹ thời gian và công sức nhất định, nếu bạn đầu tư phù hợp thì bạn thu được nhiều lợi ích và hạn chế rủi ro. Cũng như vậy, giữa hai vòng tròn trong và ngoài tầm kiểm soát, nếu bạn đầu tư quỹ đó vào vòng trong tầm kiểm soát sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro và mang lại lợi ích tốt nhất. 

Tuy nhiên, nếu lỡ không may bạn đầu tư vào vòng ngoài tầm kiểm soát – nơi thường dẫn đến cảm giác bất lực vì có cố gắng đến mấy bạn cũng không thể thay đổi điều gì. Mỗi khi thấy bản thân lạc trong vòng này, bạn hãy tập trung vào những điều ở vòng trong tầm kiểm soát. Đây chính là chìa khoá để phần nào “chế ngự” nỗi bất an của chính bạn.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy bất lực khi giúp đỡ người khác, bạn cần xác định những việc có thể và không thể giúp. Hãy tha thứ và khoan dung với chính mình nếu bạn không thể giúp người khác trong một tình huống đặc biệt nào đó.

Lý thuyết vòng tròn kiểm soát dành cho bạn
Lý thuyết vòng tròn kiểm soát dành cho bạn

 

Lời kết

Mọi người hay nói “có lo thì cũng chẳng giải quyết được gì!” bởi vì có một số chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Do đó, bạn cần vạch rõ những điều có thể và không thể kiểm soát, vừa giúp phát huy tối đa khả năng vừa tránh cảm giác bất lực.

Bài viết được tổng hợp và trích đăng từ:

  1. IASC (Inter-Agency Standing Committee), Kỹ năng Tâm lý Xã hội Cơ bản, Tài liệu hướng dẫn cách ứng phó với COVID-19
  2. Thuyết vòng tròn quan tâm: Nên làm gì khi lo lắng quá nhiều điều?
  3. Bạn không kiểm soát điều gì xảy ra, bạn kiểm soát cách bạn phản ứng
  4. Sử dụng ‘Vòng tròn mối quan tâm’ để khắc phục nỗi sợ hãi của bạn trong những thời điểm không chắc chắn

Phụ lục (trích từ phụ lục C của Kỹ năng Tâm lý Xã hội Cơ bản, Tài liệu hướng dẫn cách ứng phó với COVID-19)

Bài viết khác

Các kiến thức khác