Trích đăng bởi: Tam Nguyễn

Biên tập: Lê Khương

—————————————————

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống khiến chúng ta căng thẳng trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, trải nghiệm căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống và phản ứng với nó là một cách giúp chúng ta tồn tại trước các mối đe dọa.

Trạng thái căng thẳng có phải luôn tiêu cực?

Không hẳn vậy vì đôi lúc căng thẳng đóng vai trò tích cực. Nó giúp chúng ta hoàn thành công việc, thậm chí có thể nâng cao hiệu suất và khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng giúp chúng ta thích ứng như chuẩn bị những điều cần thiết đối với các tình huống trong đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, một số tình huống có thể cản trở khả năng ứng phó của chúng ta trước trạng thái căng thẳng. Cụ thể, tình huống thứ nhất là những cảm giác tiêu cực như cảm giác lo sợ, giận dữ, buồn bã, lo âu và nản lòng. Tình huống thứ 2 là những biểu hiện của cơ thể với căng thẳng như đau đầu, đau cơ thể, các vấn đề về dạ dày. Hoặc tình huống xấu nhất là tình huống thứ 3, trạng thái căng thẳng kéo dài hoặc phức tạp.

Ứng phó lành mạnh trước căng thẳng

Mỗi cá nhân đều có những cách ứng phó riêng với căng thẳng, hãy ưu tiên chọn cách của mình, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng thật sự lành mạnh. Dưới đây là một số gợi ý theo hướng dẫn từ Y tế dự phòng (CDC):

  • Chọn và giới hạn khoảng thời gian mỗi ngày để cập nhập tin tức về COVID-19. Việc liên tục nghe tin tức COVID-19 trên các kênh truyền thông có thể khiến bạn lo lắng và chán nản hơn.
  • Hãy chăm sóc cơ thể:

=> Hít thở sâu, tập Yoga hoặc thiền

=> Ăn uống lành mạnh và đủ chất

=> Tập thể dục thường xuyên

=> Ngủ đủ giấc

=> Tránh sử dụng quá mức đối với rượu bia, thuốc lá, cà phê và tuyệt đối không sử dụng chất gây nghiện

=> Tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi có thể

  • Dành thời gian thư giãn. Hãy thử một số hoạt động mà bạn thích như trồng cây, đọc sách, nghe nhạc,..
  • Kết nối với người khác. Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng về các mối lo ngại và cảm xúc của bạn.
  • Kết nối với các tổ chức cộng đồng hoặc tôn giáo. Trong thời gian cách ly xã hội, hãy cố gắng kết nối trực tuyến thông qua mạng xã hội hoặc qua điện thoại hay thư từ.

Tóm lại cảm giác lo lắng, tức giận và nhiều phản ứng khác khi căng thẳng là chuyện bình thường. Hãy trang bị cách ứng phó lành mạnh để giúp chúng ta vững tâm hơn và sẵn sàng đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài trong thời đại COVID-19.

Bài viết được tham khảo và trích đăng từ:

  1. Bệnh Do Vi-rút Corona 2019 (COVID-19)
  2. Healthy ways to handle life’s stressors
  3. Stress won’t go away? Maybe you are suffering from chronic stress

Bài viết khác

Các kiến thức khác