Lược dịch bởi: Lan Le

Biên tập: Lê Khương

———————————————

Quãng thời gian căng thẳng trước COVID-19 cùng tác động của giãn cách xã hội dễ dàng khiến ta sinh ra cảm giác lo lắng. Tình trạng lo âu thái quá ngày một gia tăng trong xã hội, các chuyên gia trong Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi của Đại học Y khoa miền Nam bang Carolina (Hoa Kỳ), cung cấp một số mẹo hữu ích giúp bạn có thể kiểm soát sự lo âu của bản thân, cũng như trợ giúp người thân khi cần thiết.

Nội dung 1 – Giới thiệu bối cảnh và sự lo âu

Con người đã quen làm chủ việc theo dõi hướng đi của một cơn bão và lập kế hoạch ứng phó. Tuy nhiên, COVID-19 là một mối đe dọa khó dự đoán hơn, do đó khiến con người dễ rơi vào nỗi lo sợ và lo lắng. Lo lắng vừa phải sẽ đưa chúng ta vào trạng thái sẵn sàng đối mặt những thay đổi và tăng khả năng thích ứng với môi trường. Tuy nhiên, cảm giác lo lắng, bất an và hoảng sợ tràn ngập sẽ cản trở khả năng đối phó của chúng ta. 

Kiểm soát lo lắng mùa dịch Covid 19
Kiểm soát lo lắng mùa dịch Covid 19

Nội dung 2 – Mẹo giúp cải thiện tình trạng lo âu thái quá

  • Tham khảo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) để có phương án phòng ngừa hiệu quả. Thực hiện các hoạt động chuẩn bị đối phó với dịch bệnh có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng kiểm soát tình huống và giảm bớt lo lắng. Rửa tay, giữ tay tránh xa mặt, giữ khoảng cách với người khác sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. 
  • Hạn chế con trẻ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng. Trẻ em có thể tiếp xúc với thông tin gây cảm xúc không tích cực về COVID-19 trên mạng, qua các cơ quan báo đài, truyền hình và những lời đồn đại giữa bạn bè. Phụ huynh hoặc người giám hộ nên chọn lọc và cung cấp thông tin phù hợp lứa tuổi cho trẻ. 
  • Giữ cân bằng thông tin. Hãy cố gắng cân bằng những thông tin gây muộn phiền về COVID-19 với những thông tin tích cực khác đang xảy ra trên thế giới.
Kiểm soát dịch bệnh trong gia đình
Kiểm soát dịch bệnh trong gia đình

Nội dung 3 – Mẹo giúp cải thiện tình trạng lo âu thái quá (tiếp theo)

  • Hạn chế cô lập bản thân. Sự cô lập có thể làm tăng lo lắng và trầm cảm. Để giảm cảm giác bị cô lập, chúng ta nên thường xuyên nhắn tin, gọi điện/gọi video với gia đình và bạn bè để duy trì kết nối giữa người với người.
  • Thực hành chăm sóc bản thân. Bạn có thể bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt nhất như ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập thể dục hàng ngày và ăn uống lành mạnh, để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm lo âu. 
  • Không sử dụng các chiến lược đối phó không lành mạnh. Cần hạn chế các hành vi giải tỏa không lành mạnh như sử dụng rượu, bia và chất gây nghiện vì chúng có thể vô tình làm tình trạng lo lắng trầm trọng hơn.
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn. Các bài tập hít thở sâu, thư giãn cơ và thư giãn bằng hình ảnh có thể giúp loại bỏ lo lắng. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn thực hành thư giãn trong một số ứng dụng và trên các trang mạng.
Kiểm soát căng thẳng trong dịch Covid 19
Kiểm soát căng thẳng cho bạn và người thân trong dịch Covid 19

Bài viết được dịch sang tiếng Việt từ: 

  1. Managing Anxiety Disorder. https://web.musc.edu/about/news-center/2020/03/18/managing-anxiety-related-to-covid-19 

Bài viết khác

Các kiến thức khác